Sâm cau

Sâm cau hay còn có tên gọi khác là cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, tiên mao; danh pháp khoa học là Curculigo orchioides. Sâm cau là một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae. Cây là loài bản địa một số nước Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ Dương.

Các sản phẩm sâm cau đỏ tươi, sâm cau đỏ khô thái lát, sâm cau đen tươi, sâm cau đen khô. Giao hàng trên toàn quốc, khách hàng nhận hàng kiểm tra hàng mới thanh toán.

Hình ảnh sâm cau

Hình ảnh phân biệt củ sâm cau đỏ với sam cau đen

Sâm cau thuộc loại cây thảo, lá hẹp, cao khoảng từ 20-30 cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có một rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân rễ chính. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu.

Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng. Vì vậy loài cây này thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.

Sâm cau phân bố ở Việt Nam và một số nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi từ Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng…

Sâm cau có mấy loại?

Trong tự nhiên, sâm cau có 2 loại là sâm cau đỏ và sâm cau đen.

Có thể nói, 2 loại sâm trên đều là những vị thuốc có công dụng tăng cường sinh lý và hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm rất tốt, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng.

sâm cau đỏ tươi

Hình ảnh củ sâm đỏ tươi Tây Bắc

Nếu bạn thích loại sâm vừa tốt cho sức khỏe, uống lại thơm ngon thì sâm cau đỏ là sự lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn coi trọng tác dụng thì lựa chọn sâm cau đen cũng là sự lựa chọn không tồi.

Tuy có tên gọi khác nhau nhưng cả sâm cau đỏ và sâm cau đen hầu hết đều có những hợp chất, tác dụng giống nhau.

sâm cau đen tươi

Hình ảnh củ sâm cau đen tươi (Sâm tiên mao)

Tác dụng của sâm cau

Sâm cau có vị cay, tính ấm, quy kinh vào hai kinh can thận

Sâm cau có tác dụng ôn thận, tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh, trừ lạnh, giảm chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp cho cả nam và nữ.

Hỗ trợ điều trị: thận dương yếu, liệt dương, lạnh kinh niên, viêm khớp, đau do lạnh.

Giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.

Đối tượng sử dụng sâm cau

Bệnh nhân mắc chứng liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh.

Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục.

Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp.

Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục.

Người thận kém, hay tiểu đêm.

Người gan mật kém dẫn đến vàng da.

Người bị bệnh trĩ.

sâm cau đỏ khô

Hình ảnh sâm cau đỏ khô thái lát

Một số bài thuốc dùng sâm cau

  • Hỗ trợ điều trị hen, tiêu chảy: rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, xao vàng. Dùng 12-16 g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bữa ăn.
  • Hỗ trợ điều trị tê thấp, đau nhức toàn thân: rễ sâm cau, hà thủ ô đỏ( chế đậu đen), hy thiêm thảo (cỏ đĩ), mỗi thứ 20g, xắt mỏng, nhỏ, ngâm với 500ml R trắng, trong 7-10 ngày hoặc càng lâu càng tốt. Uống 2 lần, mỗi lần 30ml, trước bữa ăn.
  • Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết: sâm cau 20g, cỏ mực 12g, trắc bá diệp 10g, chỉ từ 8g. Nấu với 600ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Ngoài ra, một số món ăn có sâm cau như: thịt gà nấu sâm cau có tác dụng bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp.
Phổ biến hơn cả chính là R ngâm sâm cau (hay còn gọi là R tiên mao)

sâm cau đen khô

Hình ảnh củ sâm cau đen khô

Với sâm cau tươi

Sâm cau tươi 1kg đem rửa sạch, 3 lít R từ 40-42 độ. Rễ sâm cau nên để nguyên củ, cho vào bình thủy tinh, thêm một chút muối (tỉ lệ 5l R/ 1 thìa cà phê muối), đậy nắp bình và ngâm trong khoảng 3 tháng trở lên là dùng được.

Với sâm cau khô

Sâm cau 50g rửa sạch, phơi (hoặc sấy) khô, xắt lát mỏng, sao vàng; R gạo 500ml. Cho sâm cau vào R ngâm trong 7-10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1-2 lần). Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần khoảng 30ml.

Bạn cũng có thể ngâm kết hợp sâm cau với một số dược liệu khác để tăng thêm mùi vị cũng như công dụng có được.

rượu sâm cau đỏ

Hình ảnh R sâm cau đỏ

Một số chú ý khi chế biến, sử dụng sâm cau

Nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức.

Không nên dùng cho người bị suy nhược

Sâm cau có độc tính nên khi chế biến, bạn nên rửa thật sạch và ngâm với nước vo gạo để khử bớt độc tính này.

Cần chú ý khi sử dụng sâm cau đối với phụ nữ đang mang thai.

rượu sâm cau đen

Hình ảnh R sâm cau đen

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín để mua sản phẩm sâm cau chất lượng, hãy đặt niềm tin ở cửa hàng Đồ Rừng Tây Bắc của chúng tôi. Với cam kết mang đến những điều tốt nhất đến người sử dụng và phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hoàn toàn hài lòng khi mua hàng tại shop.

Hãy nhanh tay liên hệ với: shop ĐỒ RỪNG TÂY BẮC

Địa chỉ :

  • Cs1 :Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
  • Cs2 : Thùng Làng – Lai Châu
  • Điện thoại / zalo : 0987234138
    Email :  admdorungtaybac@gmail.com
    Website : www.dorungtaybac.com

Hiển thị tất cả 5 kết quả

Hiển thị tất cả 5 kết quả