Nấm ngọc cẩu là một loại thực vật sống lâu năm, thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu, khu vực ẩm ướt. Trong một số tài liệu ghi nhận, nấm ngọc cẩu không phải là một loại cây nhà họ nấm nhưng khi chồi lên khỏi mặt đất, phần nhọn của cây có hình dạng tựa như thân nấm nên dân gian gọi là nấm
Nấm ngọc cẩu là loại nấm thường mọc nhiều ở các vùng núi cao từ 1300m trở lên, ở những khu vực có khí hậu lạnh và đất ẩm ướt.
Ở nước ta, loại nấm này được tìm thấy khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La,… Ngoài ra, nấm ngọc cẩu còn tìm thấy nhiều ở các đồi núi cao như: Tam Đảo, Sa Pa, Ba Vì, Hoàng Liên Sơn,…
Nấm ngọc cẩu có mấy loại?
Nấm ngọc cẩu ruột trắng: loại nấm cao từ 30cm đến 50cm thuộc loại nấm lớn, phần ruột phía trong có màu trắng, người ta thường dùng để phơi khô rồi ngâm làm R nấm ngọc cẩu có vị chát và ít thơm.
Nấm ngọc cẩu ruột tím: có chiều cao từ 10-15cm thuộc loại nấm nhỏ, loại này cũng được phơi khô và ngâm làm R có mùi thơm và thơm hơn nấm ngọc cẩu ruột trắng.
Thu hoạch , sơ chế ,bảo quản
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch nấm ngọc cẩu là từ tháng 8 đến tháng 12. Bởi vì lúc đó loài thực vật này mới xuất hiện và phát triển đạt kích thước chuẩn nhất, đặc biệt là lượng hoạt chất gần như được giữ nguyên khi không bị phai nhạt bởi mưa.
Người dân sẽ tiến hành hái những cây nấm ngọc cẩu to bằng bằng ngón tay người lớn, còn những cụm bé sẽ được để lại để chúng sinh sôi và phát triển trong những năm sau đó.
Sau khi thu hái về, nấm ngọc cẩu sẽ được rửa nhiều lần với nước để làm sạch tạp chất. Sau đó, những cây nấm tươi cần được sử dụng sẽ để riêng, phần còn lại thì cắt thành lát mỏng để phơi khô dùng dần.
Tất cả nấm ngọc cẩu khô sẽ được bảo quản trong hủ thủy tinh hoặc bọc bịt kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn gây hư hại. Sau đó, đem đi cất trữ ở nơi thoáng mát để giữ được dược liệu lâu ngày.
Tác dụng của nấm ngọc cẩu
Theo học hiện đại
- Cải thiện chức năng của các vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận;
- Cải thiện hệ miễn dịch;
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe của nữ giới sau khi sinh;
- Làm sáng da, mịn da, hỗ trợ chữa tàn nhang;
- Tăng sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy;
- Kháng viêm, chống viêm loét;
- Chống lão hóa;
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về sinh sản và hậu sản;
- Tăng cường nội tiết tố sinh dục ở nữ giới;
- Giúp tiêu khối u lành tính;
- Ức chế và tiêu diệt các gốc tự do;
- Ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ việc ức chế ngưng tập tiểu cầu, thúc đẩy quá trình tổng hợp ARN và ADN.
Theo y học cổ truyền
- Bổ thận, tráng dương;
- Chữa nhức mỏi xương khớp, nhức mỏi tay chân;
- Phục hồi sức khỏe sau sinh cho thai sản;
- Bồi bổ và nâng cao sức khỏe;
- Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tinh trùng loãng;
- Tăng cường chức năng sinh lý ở nam và nữ, đồng thời gia tăng sự ham muốn;
- Hỗ trợ và tăng cường khả năng sinh sản cho cả nam và nữ
- Bổ máu;
- Nhuận tràng, hỗ trợ điều trị một số vấn đề ở đường tiêu hóa.