Tác dụng sâm đương quy

Đương quy là giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao khoảng từ 40 – 60cm và có thể lên đến 1m khi cây ra hoa. Phần thân cây có màu tím, hình trụ và có rãnh dọc.

Lá mọc so le nhau và xẻ lông chim 3 lần, phần gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa không đều nhau và chia thùy.

Hoa đương quy có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây. Nhị hoa dài và có đầu tròn. Quả bế dẹt và có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả ở vào khoảng tháng 7 đến tháng 8. Toàn thân của cây có mùi thơm rất đặc biệt.

Đặc điểm phân bố 

được trồng ở nhiều tỉnh vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình và một số tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk…

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rễ cây đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm 0,2-0,42%, đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của đương quy.

Ngoài ra, cây thuốc đương quy còn có rất nhiều thành phần hóa học quý như: các acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, brefeldin, vitamin B1, B12, E và một số nguyên tố vi lượng khác như nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie,…

Tác dụng của đương quy

  • Tác dụng chủ yếu của đương quy là bổ huyết, ích khí, bồi bổ cơ thể, chống suy nhược…
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu
  • Hỗ trợ điều trị trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, gầy còm, xanh xao.
  • hỗ trợ điều trị chứng bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ khá hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn tới khí huyết đều kém, khiến cho cơ thể bị gầy yếu, kém ăn, kém ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành, bệnh viêm gan mạn tính, bệnh viêm tiền liệt tuyến, bệnh bại liệt tứ chi và đau cột sống…

Đối tượng nên sử dụng đương quy

  • Người bị huyết áp thấp
  • Người bị thiếu máu, da xanh, tái
  • Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao
  • Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh
  • Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
  • Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh
  • Người bị táo bón
  • Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp
  • không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Cách dùng , liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng đương quy theo nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là tán bột, sắc, làm hoàn hay làm tinh dầu.

Liều lượng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 5 – 15g. Tuy nhiên, tùy vào từng bài thuốc mà có thể sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.